Phim “Save Ralph” và thông điệp của chiến dịch
Phim ngắn “Save Ralph là gì”?
“Save Ralph là gì” đang là từ khóa hot trên mạng xã hội khi các bạn truyền tay nhau một bộ phim ngắn về chú thỏ bị tổn hại thể xác do làm vật thí nghiệm hóa học.
Để trả lời cho câu hỏi Save Ralph là gì thì đây là bộ phim hoạt hình giả tưởng ngắn về stop motion được tạo bởi biên kịch kiêm đạo diễn Spencer Susser và nhà sản xuất Jeff Vespa, đã hợp tác với studio Arch Model tạo hình cho nhân vật.
Thông điệp đến từ chú thỏ Ralph
Bộ phim xoay quanh một chú thỏ Ralph, làm nghề Tester (vật thí nghiệm), có ngoại hình một chút kỳ dị do tác hại thực nghiệm ở động vật. Mở đầu đoạn phim xuất hiện hình ảnh Ralph có một bên mắt đỏ không nhìn được, điếc một bên tai và có vết bỏng hoá học nhưng chú vẫn cảm thấy vui vẻ vì tin rằng đây là điều động vật nên làm, phục vụ cho con người. Kết thúc là chú thỏ Ralph sau khi bước ra ngoài phòng thí nghiệm, với cả 2 mắt bị mù, cổ phải đeo nẹp và lưng bị cháy 1 mảng. Đi ngược với hình tượng các chú thỏ đáng yêu, cục bông trắng xinh xắn, vui vẻ ăn cà rốt thì bộ phim mang đến cảm giác vô cùng đáng sợ, khiến người xem cảm thấy đau lòng, thậm chí là phẫn nộ.
Mặc dù đã bị cấm ở 40 quốc gia song bộ phim vẫn được sự đón nhận hoàn toàn hợp pháp ở hầu hết các nước khác trên thế giới bao gồm cả Việt Nam. Bộ phim mang đến chiến dịch truyền tải thông điệp “vàng” mà HSI muốn gửi tới người về tác hại việc sử dụng thí nghiệm lên động vật, khiến hàng ngàn động vật phải chịu đựng đau đớn và chết chóc.
Chiến dịch bảo vệ động vật của HSI
Chiến dịch bảo vệ động vật nhắm đến 16 quốc gia, trong đó có Brazil, Canada, Chile, Mexico, Nam Phi và 10 quốc gia Đông Nam Á. Các tổ chức đối tác cùng Hiệp hội Nhân đạo Hoa Kỳ và Quỹ Lập pháp Hiệp hội Nhân đạo, tập trung vào sự thay đổi về luật pháp động vật ở Hoa Kỳ. HSI ủng hộ các lệnh cấm sử dụng động vật được áp dụng ở một số quốc gia. Ví dụ như ở châu Âu, các nhà chức trách đang cố gắng khai thác lỗ hổng pháp lý thay vào đó yêu cầu điều khoản mới về thử nghiệm thành phần mỹ phẩm trên động vật có sự giám sát. Bộ phim đã trở thành tâm điểm tại các quốc gia này, hướng mọi người tới nhu cầu sử dụng mỹ phẩm không thí nghiệm trên động vật. Bộ phim được phát hành nhiều phiên bản lồng tiếng khác nhau như tiếng Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Pháp. Trong đó, có sự tham gia các nghệ sĩ nổi tiếng Hollywood như Taika Waititi, Ricky Gervais, Zac Efron, Olivia Munn, Pom Klementieff, Tricia Helfer và những diễn viên khác. Bên cạnh đó, nữ nghệ sĩ Maggie Q cũng góp mặt chia sẻ thông điệp, bày tỏ sự ủng hộ với dự án của HSI.
Ở phiên bản tiếng Việt, bô phim có sự tham gia của Hoa hậu H’Hen Niê – Top 5 Hoa hậu Hoàn vũ Thế giới 2018 và diễn viên nổi tiếng Diễm My. Hoa hậu H’hen Niê đã chia sẻ đầy xúc động về phim:
“Tôi đã nghĩ tới những chú thỏ ngoài đời thực trong khi lồng tiếng cho nhân vật. Chúng không bao giờ có thể nói lên được cảm nhận của mình như Ralph nhưng vẫn phải gánh chịu sự đau đớn tương đương, hoặc thậm chí là lớn hơn gấp nhiều lần những gì được mô phỏng trong bộ phim này…Đây là một chiến dịch rất ý nghĩa. Bên cạnh đó, tiếng nói của người tiêu dùng cũng có vai trò rất quan trọng để các quốc gia chấm dứt được hoạt động này. Tôi hy vọng chúng ta có thể cùng nhau cất tiếng nói để tạo nên thay đổi”.
Không chỉ ở mức lan tỏa thông điệp bảo vệ động vật mà chiến dịch mang đến cái định nghĩa mới về Influencer ảo khi các chiến dịch tại Việt Nam đa phần sử dụng Influencers là con người. Đây có thể sẽ là một ngách đi đầy tiềm năng, mở lối cho cong đường mới của ngành Influencer Marketing.
Thông điệp “vàng” trong Save Ralph có làm “tàn” thị trường ngành mỹ phẩm?
Chiến dịch “Save Ralph phim ngắn” đã đạt được những thành công trên phương diện truyền thông số với 2,7 triệu lượt xem trên Youtube, gần 250 triệu lượt xem trên Tiktok, hơn 20k bài viết trên Instagram. Nhiều khán giả đã gây bão ở các tài khoản mạng xã hội của các thương hiệu lớn (tài khoản quốc tế, không phải của Việt Nam).
Liệu rằng chiến dịch có đang đẩy thị trường ngành mỹ phẩm mỹ phẩm vào con đường trước nguy cơ khủng hoảng bùng nổ trong người tiêu dùng. Thực sự, HSI muốn đối tượng người xem có cái nhìn khác về tương lai trong ngành mỹ phẩm. Khi những công nghệ mới, tân tiến ra đời có thể giúp nhà sản xuất mỹ phẩm tạo sản phẩm vừa an toàn cho con người nhưng không làm tổn hại đến ngành động vật, gây nguy cơ suy thoái một số loài.
Hiện nay, trên thị trường đã có những thương hiệu mỹ phẩm lớn có chứng nhận “Cruelty Free” với các thành phần an toàn cho cả sức khoẻ con người. Điển hình như The body shop, LUSH, NYX, Paula’s Choice, Love beauty and planet của Unilever. Đặc biệt, trong thị trường Việt Nam đã có thương hiệu nổi tiếng áp dụng với tiêu chí Cruelty Free – , chính là COCOON ORIGINAL VIETNAM gây sức ảnh hưởng đến giới trẻ cũng như các Beauty Blogger.
Vậy nên, câu trả lời cho câu hỏi này là ngành mỹ phẩm sẽ không “tàn” mà còn phát triển mạnh mẽ hơn thông qua thông điệp Save Ralph phim ngắn. Giúp cho các thương hiệu mỹ phẩm lớn trên thế giới sẽ hướng đến một tương lai mới với nhiều công nghệ tạo ra sản phẩm an toàn cho cả con người và động vật.
Tin cùng chủ đề
Màn cà khịa đối thủ của chiến dịch Burger King – ‘We love “Big”’
Độc quyền chiến lược marketing nổi tiếng của thương hiệu Chanel
Thành công của Highlands Coffee từ chiến lược Kiềng Ba Chân
Food Collection của Baemin – Giao đồ ăn trao cảm xúc
Chiến dịch khám phá Việt Nam của Cocoon 2020
Chiến dịch Baby Shark của Shopee làm mưa làm gió khắp Đông Nam Á